Tiền tạm ứng chi phí phá sản được sử dụng cho những mục đích gì?

Tiền tạm ứng chi phí phá sản được sử dụng cho những mục đích gì? Hãy cùng Luật Gia Phát Thành tìm hiểu trong bài viết sau đây:

1. Chi phí phá sản được quy định như thế nào?

Theo Điều 4 của Luật Phá sản năm 2014 có giải thích phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản. Còn chi phí phá sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản, bao gồm chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản, chi phí kiểm toán, chi phí đăng báo và các chi phí khác theo quy định của pháp luật.

Chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản là khoản tiền phải chi trả cho việc giải quyết phá sản của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Các chi phí khác gồm có lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, tiền tạm ứng chi phí phá sản. Trong đó lệ phí nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là khoản tiền mà người yêu cầu mở thủ tục phá sản nộp để Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Tạm ứng chi phí phá sản là khoản tiền do Tòa án nhân dân quyết định để đăng báo, tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Hai chi phí trên cũng được quy định cụ thể tại Điều 23 của Luật Phá sản năm 2014 như sau:

– Đối với chi phí phá sản được thanh toán từ giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

– Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải nộp tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn là người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã (chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng quản trị của công ty cổ phần, chủ tịch hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh) mà doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán không còn tiền, tài sản để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản.

– Tòa án nhân dân giao cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán một số tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để bảo đảm chi phí phá sản. Việc định giá, định giá lại và bán tài sản được thực hiện theo các quy định của luật phá sản.

– Tòa án nhân dân quyết định mức tạm ứng chi phí phá sản, mức chi phí phá sản trong từng trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật và quyết định việc hoàn trả tạm ứng chi phí phá sản, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm quy định về việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải trung thực.

Như vậy, chi phí phá sản là một trong những chi phí theo quy định mà doanh nghiệp, hợp tác xã sẽ phải chịu khi làm thủ tục phá sản tùy theo tài sản còn lại theo quy định của pháp luật. Các chi phí này là các chi phí cho việc làm thủ tục phá sản, chi phí theo quy định của nhà nước và được ưu tiên thanh toán theo quy định của pháp luật.

2. Nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản như thế nào?

– Thời điểm và thủ tục nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ, Tòa án nhân dân dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản và thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản.

Trường hợp có đề nghị thương lượng thì việc thông báo cho người yêu cầu mở thủ tục phá sản để nộp lệ tiền tạm ứng chi phí phá sản. Nếu thương lượng không thành hoặc hết thời hạn thương lượng mà các bên không tiến hành thương lượng thì Tòa án nhân dân thông báo cho người nộp đơn nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản và thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản theo quy định.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản, người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải thực hiện việc nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản vào tài khoản do Tòa án nhân dân mở tại ngân hàng.

– Tiền tạm ứng chi phí phá sản sẽ được doanh nghiệp, hợp tác xã hoàn trả lại cho người nộp đơn, trừ trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản vi phạm yêu cầu về tính trung thực khi nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản cũng sẽ được trả lại tiền tạm ứng chi phí phá sản nếu tòa án nhân dân ra quyết định không mở thủ tục phá sản nếu xét thấy doanh nghiệp, hợp tác xã không thuộc trường hợp có căn cứ mất khả năng thanh toán.

3. Tiền tạm ứng chi phí phá sản được sử dụng cho những mục đích gì?

Nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản là một trong các nghĩa vụ của người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản (trừ trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản theo quy định). Nếu người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản không nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản thì Tòa án nhân dân sẽ ra quyết định trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Nên đầu tiên tiền tạm ứng chi phí phá sản sẽ được sử dụng làm cơ sở để tòa án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Và lưu ý khi đã nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản thì người nộp phải lưu lại biên lai nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản để làm cơ sở cho tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mỏ thủ tục phá sản (căn cứ Điều 39 của Luật Phá sản năm 2014).

Thứ hai, Tòa án nhân dân sẽ quyết định mức tạm ứng chi phí phá sản và số tiền này cũng sẽ được nộp vào tài khoản của Tòa án nhân dân mở tại ngân hàng. Chủ yếu phải nộp tiền tạm ứng chi phí phá sản vì theo quy định việc phá sản liên quan đến rất nhiều chủ thể, ảnh hưởng đến rất nhiều đối tượng. Đầu tiên là chi phí phát sinh cho cơ quan chức năng giải quyết phá sản cho doanh nghiệp, hợp tác xã và sau đó là các chi phí thanh toán cho người lao động, chủ nợ, … Số tiền tạm ứng chi phí phá sản chủ yểu được sử dụng với mục đích chính là để đảm bảo hoạt động giải quyết thủ tục phá sản được diễn ra theo đúng trình tự pháp luật.

Thứ ba, do Tòa án nhân dân giao cho Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản bán một số tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán để bảo đảm chi phí phá sản. Do đó tiền tạm ứng chi phí phá sản cũng được tòa án nhân dân sử dụng để tạm ứng chi phí Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản.

Thứ tư, tiền tạm ứng chi phí phá sản cũng được tòa án nhân dân sử dụng để đăng báo phục vụ cho quá trình tiến hành thủ tục phá sản theo đúng quy định của pháp luật.

Thực tế theo quy định của luật phá sản thì tòa án nhân dân sẽ quyết định mức tạm ứng chi phí phá sản, mức chi phí phá sản trong từng trường hợp cũng sẽ khác nhau theo quy định của pháp luật. Và đặc biệt nếu theo quy định thì số tiền tạm ứng chi phí phá sản này sẽ do tòa án dự tính nhưng cũng không có một quy định về cách dự tính số tiền tạm ứng chi phí phá sản. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến việc áp dụng quy định này của nhiều tòa án gặp trở ngại, khó khăn ảnh hưởng đến quá trình giải quyết thủ tục phá sản.

Tòa án chỉ có căn cứ vào quy định mức thù lao đối với quản tài viên và hành nghề quản lý, thanh lý tài sản theo quy định tại Nghị định số 22/2015/NĐ-CP ban hành ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi. Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn chuyên sâu cũng như hỗ trợ các thủ tục doanh nghiệp, kinh doanh vui lòng liên hệ Luật Gia Phát Thành để được hỗ trợ chi tiết.

Hotline của chúng tôi: 0976.852.595

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *